Sự thật kinh hãi về tác hại của vi khuẩn E Coli

Vi khuẩn E Coli là một loại vi khuẩn sống trong đường ruột của người và động vật, hầu hết là vô hại, nhưng có một vài loại đặc biệt, chẳng hạn vi khuẩn E Coli 0157:H7 có thể gây nhiễm trùng nặng dẫn đến cảnh bị tiêu chảy, đau bụng và sốt nặng.

Bạn có thể bị nhiễm khuẩn E. Coli do tiếp xúc với nước bẩn, hoặc ăn các thực phẩm rau quả chưa rửa sạch, đặc biệt là thịt bò, thịt heo chưa rửa sạch, hay do bạn uống nước từ các hệ thống nước bẩn, hay đơn giản là bạn đi uống nước ở các quán nước bên ngoài sử dụng nước đá bẩn. Người lớn khoẻ mạnh thường có thể phục hồi trong một tuần nhiễm khuẩn, nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi hay phụ nữ mang thai có thể nguy hiểm dẫn đến suy tận. Hầu hết trường hợp nhiễm khuẩn E.Coli có thể tự điều trị tại nhà.

Vi khuẩn E Coli là gì?

E. Coli viết tắt của Escherichia Coli dùng để chỉ một nhóm vi khuẩn (bacteria) sống trong đường tiêu hoá của độg vật và người. Có rất nhiều loại E. Coli, nhưng may mắn thay phần lớn chúng là vô hại, Nhưng có một số vi khuẩn có thể gây tiêu chảy, và loại phổ biến có hại này là E. Coli O157:H7. Ở một số bệnh nhân có sức đề kháng yếu có thể dẫn đến rối loại máu, suy thận và thậm chí tử vong.

Vì sao chúng ta bị nhiễm khuẩn E Coli?

Nguyên nhân chính bị nhiễm vi khuẩn E.Coli là qua tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người, động vật và kể cả gia cầm. "Tiếp xúc" được định nghĩa là uống nước bẩn, uống nước đá bẩn hay thức ăn bị nhiễm phân.

E Coli trong nước?

Phân người, động vật hay gia cầm bị nhiễm vi khuẩn E Coli có thể xâm nhập vào ao, hồ, sông hay là nguồn nước sinh hoạt. Chúng ta có thể bị nhiễm E Coli qua tắm sông mà bị nhiễm khuẩn, hay nước chưa được khử trùng hay uống nước mà nguồn nước bị nhiễm khuẩn.

E. coli có lây từ người sang người không?

Vi khuẩn có thể lây từ người sang người, nếu bạn không rửa tay sau khi đi tiêu, tiểu thì có thể dẫn đến lây nhiễm. E Coli có thể lây truyền thông qua các vật dụng chuẩn bị thức ăn như thớt, dao, etc....

Triệu chứng khi bị lây nhiễm vi khuẩn E. coli?

Thời gian ủ bệnh sau khi bị lây nhiễm là từ 2 đến 20 giờ. Người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, đi phân lòng nhiều trong ngày, đi tiểu ra máu, nôn mửa, bị sốt. Trường hợp bị nặng, bệnh nhân có thể bị sốt cao, mệt mỏi, tay chân co lại, mồ hôi đổ nhiều. Khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh nghiêm trọng có thêm biểu hiện: da xanh, yếu cơ và đi tiểu ít.

Nhiều trường hợp bị nhiễm mà không có triệu chứng gì hết.

Chẩn đoán và điều trị nhiễm E. coli như thế nào?

Nếu nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn E Coli, có thể lấy một ít phân gửi đi một trung tâm vinh sinh học để xét nghiệm.

Nhiễm khuẩn E Coli thông thường có thể tự phục hồi, bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước, tiêu chảy làm cho mất một lượng nước trong cơ thể, nên việc uống nước rất là quan trọng, nên bạn phải uống một lượng nước khoảng 200 đến 300ml mỗi lần giúp chống lại tình trạng mất nước.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy và nghi rằng do nhiễm khuẩn E Coli, thì không nên sử dụng thuốc "cầm" tiêu chảy ngay vì có thể làm chậm quá trình tiêu hoá, tạo cơ hội cho cơ thể hấp thu độc tố do vi khuẩn E Coli. Nên đi khám bác sĩ.

Cách phòng ngừa lây nhiễm E Coli ?

Các nguồn nước, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn E Coli chẳng có biểu hiện gì hết. Vì thế cần có những biện pháp (thói quen) phòng ngừa lây nhiễm khuẩn như:

  • Nên ăn các thực phẩm được nấu chính (ở nhiệt độ tối thiểu 71°C.)
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với thịt, sau khi tiêu tiểu.
  • Rửa kĩ những dụng cụ chế biên sau khi sử dụng.
  • Sử dụng nước đã nấu chín.
  • Tránh sử dụng đá bẩn được bán tràn lan ngoài đường.
  • Tránh uống nước khi bơi lội dưới sông hồ..

Chúng tôi cũng yêu cầu các cửa hàng thức uống sử dụng máy làm đá chuyên dụng để tránh mua các nước đá bị nhiễm khuẩn nặng nề bên ngoài.

Đại dịch E Coli ở Đức:

Viện Rober Koch - Đức, ngày 10/7/2011 tuyên bố đại dịch E Coli bùng phát, mãi đến 26/7 dịch bệnh mới được dập tắt và khiến hơn 50 người thiệt mạng. Sự bùng phát dịch bệnh là do sự lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trại nuôi gia súc, gà, vịt, heo và bò được cung cấp khánh sinh kháng khuẩn E Coli. Không may mắn thì việc sử dụng kháng sinh vô tội vạ làm vi khuẩn E Coli làm trong ruột vật nuôi dẫn đến kháng vi khuẩn. Khi các vật nuôi này thải phân, phân của chúng dùng bón rau, hậu quả là rau củ bị nhiễm E Coli. Rau củ được phân phối đến các siêu thị, cuối cùng đến tay người tiêu dùng và hậu quả thì các bạn biết rồi đó.

đại dịch e coli bùng phát ở đức

Đại dịch E Coli bùng phát ở Đức

Bài viết liên quan

Mời bạn bình luận

Bạn chưa nhập thông tin này!
Email không đúng định dạng!
Bạn chưa nhập thông tin này!

Thêm vào giỏ hàng thành công!

Xem giỏ hàng
Hiển thị tất cả kết quả cho ""
Hotline: 028 7303 8123
ega-hotline-icon
Zalo